18:27 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Nhóm tin

Đăng nhập thành viên

Liên Kết Website

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
Website ĐSVN
Trung tâm dự báo khí tượng TW

Hasitec Email

mail.hasitec.vn

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 353


Hôm nayHôm nay : 75299

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2611658

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 31676254

Train Vs Everythings

Trang nhất » Tin tức » Công nghệ » Cung cấp điện

Quy định quản lý, vận hành máy phát điện

Chủ nhật - 05/09/2010 09:55
Quy định quản lý, vận hành máy phát điện

Quy định quản lý, vận hành máy phát điện

Quản lý, bảo dưỡng và vận hành Máy phát điện dự phòng, cung cấp điện cho thiết bị thông tin tín hiệu tại các ga, trạm

 

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG

VÀ VẬN HÀNH, SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN

  I. Quy định chung về an toàn

   1. Tầm quan trọng

  • Máy phát điện dự phòng (MFĐ) được trang bị và đặt tại các ga, trạm là thiết bị phục vụ cung cấp điện xoay chiều, trong các trường hợp mất điện lưới quốc gia hoặc chất lượng điện cung cấp cho thiết bị không đạt yêu cầu, nhằm đảm bảo hệ thống thiết bị TTTH luôn hoạt động trong điều kiện tin cậy, an toàn.
  • MFĐ là một thiết bị không thể thiếu trong việc đảm bảo thông tin thông suốt, tín hiệu, điều khiển an toàn, cần phải được bảo đảm luôn ở trạng thái tốt, sẵn sàng vận hành cung cấp điện; là đối tượng của công tác kiểm tra, đánh giá đột xuất, định kỳ của công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

   2. Yêu cầu về nhà đặt MFĐ

  • Nhà đặt máy phát điện phải luôn thoáng khí khi vận hành, phải có đường ống thoát khí thải ra khỏi phòng;
  • Nhà đặt MFĐ phải được trang bị bình chữa cháy CO2 hợp cách, đặt tại vị trí thuận tiện nhất cho quản lý và sử dụng khi có cháy nổ. Không được dùng loại bình chữa cháy dạng bọt A, B trang bị cho các nhà đặt MFĐ. Nghiêm cấm hút thuốc trong phòng máy, khi chạy MFĐ.
  • Đối với MFĐ xách tay hoặc lưu động phục vụ giải quyết sự cố TTTH, không được vận hành tại những nơi kín khí hoặc không đảm bảo các điều kiện về thông gió (tránh tích tụ khí carbon monoxide), không vận hành máy dưới trời mưa mà không có mái che (để đảm bảo máy khô, tránh dò rỉ điện).
  • Đối với máy phát điện đặt cố định, vỏ máy phải được tiếp đất bằng cáp mềm nhiều ruột với bảng đồng tiếp đất và tùy theo loại máy, chọn tiết diện cáp tiếp đất cho phù hợp (nhưng tiết diện nhỏ nhất≥ 16mm2) và điện trở tiếp đất của máy phải đạt trị số < 5Ω.

   3. Người và yêu cầu về điều kiện vận hành an toàn

  • Người quản lý, bảo dưỡng và vận hành MFĐ phải thấu hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn riêng của nhà sản xuất đối với từng loại MFĐ quản lý hoặc tuân thủ các quy định quản lý, bảo dưỡng, sử sụng và vận hành của quy định này.
  • Không được thay dầu, đổ nhiên liệu, lau chùi, khi máy đang vận hành; Khi tiếp thêm nhiên liệu hoặc nước làm mát phải cho máy dừng từ 10 đến 15 phút (động cơ nguội hẳn), bổ sung nhiên liệu hoặc nước xong phải vặn chặt nắp đậy bình nhiên liệu, két nước làm mát trên máy;
  • Dụng cụ đựng nhiên liệu chạy máy phát phải là dụng cụ chuyên dùng, vỏ bằng kim loại, có nút dậy bảo đảm chắc chắn, không tự bật ra, có khả ngăn được động vật gặm nhấm hoặc vật nhọn đâm thủng trong suốt quá trình chứa đựng hoặc vận chuyển nhiên liệu;
  • Khi  cần thao tác hoặc chạm vào bất cứ bộ phận nào trên máy phải đảm bảo chắc chắn tay khô ráo và người được cách điện với đất an toàn;
  • Thường xuyên kiểm tra phụ tải sử dụng, để đảm bảo chắc chắn rằng, tổng công suất của phụ tải nằm trong giới hạn công suất làm việc liên tục của máy (theo thuyết minh của nhà sản xuất);
  • Không cấp điện cho phụ tải bằng cách cắm hoặc đấu trực tiếp vào các ổ cắm điện, bảng điện của công trình kiến trúc (tòa nhà) hoặc đầu vào của thiết bị tiêu thụ điện phức tạp mà không qua một thiết bị bảo vệ quá dòng và thiết bị đóng, ngắt 2 chiều.

II. Kiểm tra ngày

   1. Quy định về chế độ kiểm tra

  • Khi điện lưới cung cấp ổn định (số lần mất điện không quá 2 lần/tháng), ít nhất mỗi tuần ba (3) lần  (vào các ngày thứ ba, năm, bẩy), trước giờ làm việc (7h00), công nhân làm nhiệm vụ thường trực kiểm tra TTTH phải tiến hành kiểm tra sự sẵn sàng làm việc của MFĐ, ghi chép kết quả kiểm tra vào sổ theo dõi, sử dụng MFĐ và sổ trực ban TTTH;
  • Khi điện lưới cung cấp không ổn định, thực hiện việc vận hành kiểm tra sự sẵn sàng làm việc của MFĐ theo chế độ hằng ngày vào đầu giờ sáng từ 7h00-7h30.

     a. Bằng mắt

  1. Mở các cửa sổ, cửa thoát khí, kiểm tra hệ thống thoát khí thải, nhằm đảm bảo các điều kiện về ánh sáng và thông thoáng gió khi máy vận hành.
  2. Vệ sinh phòng máy, các bộ phận bên ngoài MFĐ sạch sẽ, cáp điện phối trong phòng máy tiếp xúc chắc chắn, gọn gàng, vỏ cách điện không trầy xước hoặc hư hỏng.
  3. Xăng, dầu nhờn dự phòng, bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định. Không có hiện tượng dò, rỉ nhiên liệu ra thân máy, nền nhà.
  4. Các mối liên kết, cố định giữa các bộ phận của máy với nhau hoặc giữa đế máy với nền nhà đảm bảo chắc chắn.
  5. Cầu dao, automat ở trạng thái ngắt đối với các phụ tải sử dụng điện từ máy phát, tay ga hoặc núm điều chỉnh kích thích để ở vị trí tương ứng với tốc độ vòng quay của động cơ ở  mức trung bình.
  6. Đèn chiếu sáng trong nhà đặt MFĐ phải chiếu sáng được cả hai trạng thái khi có điện lưới và khi chạy MFĐ (thông qua 1 công tắc 2 chiều).

     b. Đo, kiểm tra

  1. Mức dầu nhờn trong cacte nằm trong phạm vi quy định của thước đo dầu, thấp thì phải bổ sung (tránh lột tay biên của động cơ), cao thì phải điều chỉnh bằng cách tháo ốc rốn cate để xả bớt dầu (tránh máy xục dầu).
  2. Mức nước làm mát trong két nước đúng quy định (tránh bó piston), trạng thái nước có sạch hay đóng váng dầu nhằm đản bảo hiệu suất trao đổi nhiệt (một số máy phát có yêu cầu nước làm mát riêng hoặc định kỳ dùng nước có hóa chất để khử cacbonat, cặn lắng trong két nước).
  3. Lượng xăng trong bình đảm bảo tối thiểu ở mức 1/3 so với dung lượng bình xăng của máy, lượng nhiên liệu dự phòng còn đủ cho dự kiến thời gian sử dụng.
  4. Kiểm tra dung lượng, điện áp ác quy đề, tiếp xúc của cáp nối với máy đề, cáp nối nạp đệm ác quy đảm bảo tiếp xúc chắc chắn.
  5. Nếu bổ sung hoặc hiệu chỉnh nhiên liệu, dầu nhờn, nước làm mát…ghi chép vào sổ quản lý, sử dụng MFĐ.

     c. Vận hành thử

Sau khi kiểm tra đạt các yêu cầu trên, vận hành kiểm tra tính sẵn sàng làm việc theo các bước sau

  1. Giật nhẹ hoặc quay bánh đà ít vòng để dầu máy bôi trơn phần động cơ và kiểm tra xem sự quay trơn của rotor sau đó mới tiến hành khởi động giật nổ, hoặc đề (đối với máy công suất nhỏ); đối với máy có bộ xông máy, bật công tắc điện, ấn nút xông máy trong vòng 10-15 giây, sau đó mới bật khóa khởi động theo chiều kim đồng hồ.
  2. Khi nhấn nút khởi động máy (hoặc bật khóa khởi động) chỉ duy trì việc khởi động dài nhất không quá 30 giây, nếu động cơ chưa nổ phải nghỉ từ 1-3 phút để ác quy kịp phục hồi mới tiếp tục nhấn nút khởi động lần thứ hai và nếu tới 3 lần động cơ vẫn không nổ ngừng để kiểm tra, tìm nguyên nhân khắc phục.
  3. Khi động cơ đã làm việc, từ từ điều chỉnh tay ga hoặc núm điều chỉnh để tốc độ vòng quay máy phát đạt giá trị quy định, tiếng động cơ chạy đều. Đối với máy lớn (công suất biểu kiến Pbk>10 KVA) có núm điều chỉnh kích thích, phải xoay thật chậm đến khi vòng quay máy phát đạt giá trị quy định của nhà sản xuất tương ứng với mức điện áp, tần số ra danh định.
  4. Khi tiếng động cơ nổ nghe êm, thuận (sau 3-5 phút), nhiệt độ nước làm mát tăng dần (đối máy lớn) và không có tiếng va đập bất thường của kim loại, tốc độ vòng quay máy phát đạt mức quy định, kiểm tra điện áp, tần số bằng các đồng hồ chỉ báo trên máy (hoặc dụng cụ đo kiểm ngoài) Nếu Ura = 220VAC/50±2Hz hoặc Ura=220/380VAC/50±2Hz (đối với MFĐ 3 pha), đồng hồ áp lực dầu nhớt trong khoảng 2,5 - 6kg (tùy máy), có dòng nạp vào ác quy đề vàđồng hồ đếm giờ hoạt động, chứng tỏ máy hoạt động bình thường và tốt. Nếu không đủ trị số danh định thì điều chỉnh các nút tương ứng để đạt được các giá trị điện áp, tần số theo yêu cầu.
  5. Tiến hành dừng máy theo trình tự như sau: đưa tay ga về vị trí tắt máy hoặc núm điều chỉnh về vị trí trung bình (giữa) và nhấn nút tắt máy, không dùng cần xả áp để tắt máy và làm vệ sinh bên ngoài máy.

     d. Xử lý, ghi chép kết quả kiểm tra

  1. Ghi chép các kết quả kiểm tra, điều chỉnh vào sổ trực ban TTTH và báo cáo với người phụ trách trực tiếp các nhận xét của mình sau khi kiểm tra.
  2. Ghi chép các nội dung công việc sửa chữa, bảo dưỡng, thay dầu…vào sổ quản lý vận hành MFĐ.

III. Vận hành, sử dụng MFĐ

      a. Chuẩn bị và kiểm tra

  1. Theo dõi lịch hoặc thông báo cung cấp điện của các đơn vị cung cấp dịch vụ, chẩn bị sẵn sàng các điều kiện để vận hành được ngay và đảm bảo máy vận hành an toàn, liên tục trong suốt quá trình cung cấp điện.
  2. Nội dung kiểm tra như quy định nêu tại mục II.2, II.3, nếu chắc chắn các nội dung đã được kiểm tra đạt yêu cầu thì mới tiến hành khởi động máy. Đối với máy niêm cất trong kho hoặc quá 3 tháng không sử dụng trước khi vận hành ngoài thực hiện kiểm tra như quy định tại mục II.2 và II.3, còn phải đo kiểm cách điện giữa các cuộn dây của phần máy phát điện trước khi khởi động máy.
  3. Nhiệm vụ người trực và vận hành các máy phát điện tại các trung tâm thông tin:
  4. Chủ động theo dõi lịch báo cắt điện của đơn vị cung cấp điện khu vực, báo cho cơ quan đơn vị và các tổ sản xuất trong phạm vi sử dụng chung với nguồn điện lưới khi vực lầu thông tin.
  5. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để có thể chạy MFĐ khi cần thiết và trong trường hợp kiểm tra dung lượng các tổ ác quy acide kín khí cung cấp cho các thiết bị TTTH, nếu thấp dưới 70% phải chạy ngay khi mất điện lưới.
  6. Khi có điện lưới trở lại, trước khi chuyển đổi nguồn cung cấp điện đối với các phụ tải tiêu thụ điện, phải báo cho các đơn vị đang sử dụng, để sắp xếp công việc, lưu trữ thông tin, tắt máy tính hoặc cắt nguồn thiết bị và ít nhất sau khi báo được 05 phút thông báo, mới tiến hành lần lượt cắt đều các phụ tải trên các pha và dừng máy theo quy định.

     b. Vận hành cung cấp điện

  1. Khởi động máy theo bước II.4 và sau khi máy đã chạy ổn định từ 3 - 5 phút, vòng quay đạt yêu cầu, tiếng máy êm, đều, nhiệt độ nước làm mát bắt đầu tăng, không có tiếng va đập bất thường của kim loại….
  2. Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lượng nguồn cung cấp thông qua hệ thống đồng hồ chỉ báo trên mặt máy như áp, dòng, tần số, áp lực đầu nhớt, đếm giờ chạy máy…. .để chắc chắn hệ thống MFĐ hoạt động bình thường (chú ý hoạt động và đèn báo hoạt động của đồng hồ đếm giờ chạy máy), tiến hành đóng cầu dao (hoặc automat lên vị trí ON) tại phòng máy phát (hoặc trên máy) cấp điện xoay chiều lên đường dây.
  3. Chuyển vị trí các bộ đóng cắt 2 chiều tại bảng phân phối điện hoặc cầu dao đảo chiều tại phòng máy TTTH về vị trí sử dụng điện MFĐ; Lưu ý thứ tự đóng phụ tải tiêu thụ điện từ tải lớn đến tải nhỏ để tránh hư hỏng động cơ. Khi đóng tải chú ý quan sát các đồng hồ chỉ báo để kịp điều chỉnh hoặc dừng máy kịp thời.
  4. Ghi chép lại giờ chạy máy và thường xuyên theo dõi trong suốt quá trình chạy máy để kịp thời phát hiện các sự cố bất thường trong vận hành, nhất là sự cố quá tải (có thể dẫn đến gẫy trục truyền động), để xử lý hoặc dừng máy kịp thời, tránh gây hư hỏng MFĐ hoặc thiết bị, phụ tải tiêu thụ điện.
  5. Khi mất điện lưới quốc gia bất thường, công nhân làm nhiệm vụ thường trực TTTH tại các ga trạm, chỉ vận hành MFĐ cung cấp điện cho thiết bị TTTH theo quy định của cấp có thẩm quyền hoặc khi kiểm tra dung lượng ác quy dự phòng của thiết bị TTTH thấp dưới 70%dung lượng thiết kế. Nghiêm cấm tắt MFĐ khi đang vận hành cấp điện cho thiết bị tín hiệu, điều khiển khi chưa kết thúc tác nghiệp đón, gửi tàu của nhà ga.
  6. Khi mất điện lưới liên tục, kéo dài xét thấy không đủ thời gian nạp đệm để phục hồi dung lượng ác quy dự phòng, cắt bộ rung (converter) hoặc các phụ tải tiêu thụ điện nhiều điện năng như hệ thống bóng đèn tín hiệu báo trước, ra vào ga, tiến hành chạy MFĐ trước mỗi khi có tác nghiệp đón hoặc gửi tàu 15 phút hoặc chạy liên tục nếu thời gian giãn cách giữa hai lần tác nghiệp đón, gửi tàu dưới 30 phút.
  7. Nguyên tắc chung nếu phải vận hành MFĐ liên tục là căn cứ vào dung lượng còn lại của các tổ ác quy dự phòng của hệ thống thiết bị TTTH để quyết địnhhoặc chạy MFĐ theo quy định riêng của cấp có thẩm quyền. Thời gian cho phép máy vận hành liên tục là tùy theo công suất máy, hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như tình trạng hiện tại của máy và điều kiện nhiệt độ môi trường sử dụng, nhưng nhìn chung về mùa hè (to>30oC) cứ 4 giờ chạy máy thì nghỉ 30 phút, để đảm bảo độ bền bỉ và hoạt động lâu dài của MFĐ.
  8. Khi cần dừng máy tiến hành theo trình tự như sau: phụ tải nhỏ cắt trước và cắt phụ tải lần lượt và đều các pha (với MFĐ 3 pha công suất lớn); sau khi cắt hết tải, giảm tốc độ động cơ bằng cách điều chỉnh tay ga (hoặc núm điều chỉnh) từ từ cho đến khi máy tắt hẳn. Nghiêm cấm dùng cần xả áp để tắt máy (đổi với MFĐ công suất lớn).  

     c. Dừng máy khẩn cấp trong các trường hợp sau:

  1. Nhiệt độ, áp suất của dầu hoặc nhiệt độ của ổ bi và máy phát điện tăng quá giới hạn cho phép (theo thuyết minh máy).
  2. Nước làm mát trong két nước sôi quá 90oC (tốt nhất là không vượt quá 85oC trong mọi điều kiện vận hành).
  3. Tốc độ vòng quay của rotor cụm máy phát điện tăng hay giảm một cách bất bình thường, quá mức quy định;
  4. Điện áp, tần số của đầu ra máy phát không ổn định hoặc nằm ngoài giới hạn cho phép (không có khả năng điều chỉnh) hoặc phụ tải giữa các pha chênh lệch nhau quá 25%(đối với máy phát 3 pha).
  5. Có tiếng gõ bất thường ở phần động cơ hoặc tiếng va chạm bất thường của kim loại tại các bộ phận khác hoặc máy rung, lắc bất bình thường.
  6. Xuất hiện tia lửa hoặc khói từ phần rotor, stator, bảng điện…do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc tia lửa điện xuất hiện bất thường, quá nhiều ở chổi than, cổ góp máy phát hoặc bộ phận bảo vệ quá dòng (cầu chì, automat) mạch phụ tải cắt.

  Sau khi dừng máy, kiểm tra xác định nguyên nhân để khắc phục, nếu không có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng tại chỗ, phải báo cáo ngay với người phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo khắc phục, ghi lại sự việc hiện tượng phải dừng máy bất thường vào sổ trực ban và sổ theo dõi vận hành MFĐ.

     d. Giao ban, báo cáo

  1. Mỗi một máy phát điện tại công ty phải được mở riêng một thẻ tài sản để quản lý và theo dõi TSCĐ.
  2. Mỗi ga trạm được trang bị MFĐ, tiến hành mở một sổ riêng để ghi chép quá trình duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra vận hành hằng ngày và được bảo quản tại phòng trực TTTH.
  3. Khi tiến hành giao, nhận ban trực, phải ghi chép đầy dủ vào sổ trực ban như quy định đối với các thiết bị TTTH khác.
  4. Sổ ghi chép theo dõi giờ chạy máy vẫn được sử dụng loại sổ hiện hành; nếu trong ban trực tiến hành chạy máy cung cấp điện phải báo cáo chính xác giờ chạy máy cùng thời gian với giao ban thiết bị TTTH hằng ngày.

IV. Bảo dưỡng định kỳ                 

     a. Duy tu định kỳ tháng

   Vào ngày 15 hàng tháng, công nhân thường trực kiểm tra TTTH có trách nhiệm tiến hành duy tu định kỳ tháng.

  1. Đối chiếu giờ chạy máy, so sánh định mức thay dầu nhờn quy định nếu thiếu tiến hành bổ sung (tránh bó biên), nếu thừa xả bớt (trách xục dầu) hoặc thay dầu nếu đạt hoặc đã vượt số giờ chạy theo quy định.
  2. Kiểm tra lọc gió (loại ướt) nếu bị khô dầu thì phải bổ sung; Nếu bẩn thì rửa bằng nước sạch, làm khô và bổ sung dầu; nếu mủn vỡ (lão hóa) thì phải thay thế. Kiểm tra các ống nối, đầu nối đảm bảo không rò rỉ nhiên liệu, dầu.
  3. Dùng giẻ khô, mềm lau sạch bụi, dầu .mỡ dính bám toàn bộ mặt ngoài động cơ, máy phát và các bộ phận có thể trực tiếp làm sạch được.
  4. Lau bằng giẻ khô dây Curoa, tuyệt đối không để dính dầu mỡ ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của các bộ phận khác.
  5. Làm vệ sinh phòng máy, gầm máy sạch sẽ, không để giẻ dầu, cặn dầu mỡ vương vãi trong phòng đặt MFĐ.
  6. Dùng dụng cụ chuyên dùng và khăn mềm, sạch tiến hành duy tu cổ góp phần phát điện để loại bỏ các bụi bẩn, than két bán trên cổ góp đảm bảo không chạm chập các vòng dây.
  7. Kiểm tra tiếp xúc dây đất với điểm nối đất với vỏ máy, tiếp xúc cáp nối ác quy máy đề, cáp nạp đệm ác quy… làm sạch gỉ, két và xiết lại bu-lông cho chặt bảo đảm tiếp xúc chắc chắn.
  8. Kiểm tra và xiết lại các liên kết bulon: giữa đế máy với sàn; giữa ống, phễu thoát khí thải với ống xả.
  9. Kiểm tra trạng thái làm việc có tải (10 – 15 phút) của máy, kiểm tra tác dụng các hệ thống bảo vệ, cầu dao chuyển đổi.
  10. Máy mới vận hành hoặc sau đại tu (sửa chữa lớn) phải chạy thử từ 4- 8 giờ để kiểm tra các thông số kỹ thuật và chạy rà hệ thống chuyền động đảm bảo sự vận hành trơn tru. Sau 100 giờ hoạt động phải xả và thay dầu nhờn; rửa lọc nhớt; rửa bầu lọc gió, tiếp nhớt vào lọc gió (lọai ướt); bơm mỡ vào các khớp, trục phần quay cảu MFĐ; làm sạch cổ góp…
  11. Kiểm tra tra nhanh việc chế độ nhiên liệu cung cấp cho buồng đốt: máy chạy sau 3 -5 phút,chắn bàn tay (hoặc để 2 ngón tay) cách miệng ống xả khoảng 10 cm tchừng 5 -10 giây, ngửi khí xả đọng, ám trên tay nếu phát hiện thấy mùi nhiên liệu (xăng hoặc dầu) nồng nặc thì chứng tỏ động cơ đốt chưa hết, nếu chỉ có mùi thoang thoảng của nhiên liệu chứng tỏ động cơ đốt hết, tương ứng là tiêu hao nhiên liệu hợp lý – Tiến hành điều chỉnh lại vít xăng, vít gió phần động cơ cho phù hợp; đối với động cơ chạy dầu diesel báo với đơn vị để tập hợp và đề xuất với công ty có kế hoạch cân chỉnh lại bơm dầu bằng thiết bị chuyên dùng.

     b. Duy tu, bảo dưỡng theo các chế độ

           Ngoài chế độ duy tu định kỳ tháng, tùy theo các điều kiện về vận hành, sử dụng  tiến hành bảo dưỡng định kỳ theo ba cấp độ A, B và C

 V. Các hư hỏng thường gặp đối với MFĐ

1. Máy khó nổ:

- Do bugi bẩn hoặc hỏng; do kim phun không đạt chuẩn;

- Do chế độ nhiên liệu (xăng, gió) cung cấp cho buồn đốt không đạt chuẩn;

- Do tấm lọc gió không bình thường (bụi bẩn gió không thông hoặc rách, mục gió vào quá nhiều.

- Máy xục dầu.

2. Dòng tải tăng đột ngột hoặc điện áp Ura tăng cao đột ngột khi cắt tải:

- Do ngắn mạch ngoài hoặc quá tải;

- Do chập đất một pha cuộn dây stator;

- Do chạm chập giữa các vòng dây trong cùng một pha (MFĐ có cuộn dây kép);

- Do ngắn mạch nhiều pha trong cuộn dây stator.

3. Điện áp và tần số ra không ổn định khi đóng tải

- Do chế độ nhiên liệu bơm vào cho buồng đốt của động cơ, không điều chỉnh đúng quy định (xăng, gió hoặc kim phun);

- Do bộ tự động ổn định điện áp, tần số AVR thường xuyên phải làm việc quá tải dẫn đến hư hỏng và mất tác dụng điều chỉnh:

4. Tần số luôn luôn thấp hoặc máy phát làm việc ở chế độ động cơ, mất đồng bộ hoặc mạch kích từ hỏng..

   Báo cáo với người phụ trách, để người có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao hơn kiểm tra, xem xét và giải quyết.

Tác giả bài viết: KTAT

Tổng số điểm của bài viết là: 311 trong 86 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Tin ảnh

 Hoạt động công ty
32 photos | 54621 view
 An toàn giao thông
95 photos | 79422 view
 Kỹ thuật công nghệ
21 photos | 49193 view
 Cộng đồng Hasitec
-1 photos | 67344 view

Công nghệ

Giới thiệu giải pháp công nghệ CBTC-URBALIS của Alstom Transport .SA
Alstom Transport nhà chuyên gia, người đi tiên phong trong các...
Giới thiệu công nghệ SelTrac-CBTC của Thales Group
THALES GROUP là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế...
Giới thiệu thiết bị Barrier TD 96/2 của Wegh Group (Italy)
Tập đoàn công nghiệp đường sắt Wegh Group là một trong những tập...
Mạng 4G và những ưu thế vượt trội
(PCWorldVN) Gần 7 tỷ thuê bao di động, sắp bằng dân số thế giới,...
Phần mềm quản lý, điều hành giải quyết trở ngại, sự cố online HasitecTN
Thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2015 của Tổng giám đốc công ty...

Danh ngôn