Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT

Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT
Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) ngày 24/8/2011
 
   Nghị quyết được ban hành trong bối cảnh diễn biết về Tai nạn giao thông hết sức phức tạp và  thực sự đã trở thành vấn nạn của quốc gia mà nguyên nhân chính được khái quát là ..."do sự lơi lỏng trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông chưa thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ; Ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất yếu kém.  Các hành vi vi phạm:...lấn chiếm hành lạng an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, mỏ đường ngang trái phép ...còn xảy ra thường xuyên, phổ biến.". Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của các nghị quyết số 32/2007/NQ-CP và số 16/2008/NQ-CP đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp được nêu tại nghị quyết 88/NĐ-CP.

Tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng tại đường ngang
 cảnh báo tự động Km 18+806 tuyến đường sắt Bắc Nam, ngày 31/3/2011

 
   Nghị quyết bao gồm 7 nhóm giải pháp chính, Nhóm giải pháp về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt (TTATGT ĐS) gồm 3 nội dung phân trách nhiệm cho chính quyền địa phương, bộ, ban ngành các cấp:
   1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường sắt đi qua chủ động phối hợp với ĐSVN:
 a, Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGTĐS  theo quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng.
 b, Cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép, chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép. Trong thời gian chờ xóa bỏ, UBND các tỉnh, thành phố phải tổ chức bố trí người cảnh giới tại các đường ngang có nguy cơ cao xảy ra TNGT.
   2. Bộ Giao thông vận tải:
 a, Chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với ĐSVN và các cơ quan có liên quan rà soát các vị trí đường ngang không người gác (CBTĐ và biển báo) để cắm biển báo phù hợp....Hoàn thành trong quý I năm 2012.
 b, Chỉ đạo các cơ quan quản lý đường sắt: tăng cường giám sát việc thực hiện QTQP ATGT của của đội ngũ nhân viên ...thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn trên hệ thống đường ngang , cầu chung;
   3. Bộ Công an: xây dựng đề án tăng cường năng lực cho lực lượng CSGTĐS làm nhiệm vụ đảm bảo TTAT GTĐS...

  Hy vọng với nghị quyết này các bộ, ngành, địa phương các cấp ý thức được hơn trách nhiệm của mình về nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội để vào cuộc một cách quyết liệt, nhất là chính quyền địa phương các cấp cần chủ động hơn trong phối hợp với Ngành Đường sắt và quan trọng hơn cả là người, phương tiện tham gia giao thông khi qua các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo ATGT, như vậy mới có thể kiềm chế có hiệu quả tai nạn giao thông trên các đường ngang cảnh báo tự động, đường ngang biển báo và các đường ngang dân sinh.

Tác giả bài viết: LAT