Tai nạn giao thông ĐS quý I/2011, tăng đột biến trên các đường ngang cảnh báo tự động

Tai nạn giao thông ĐS quý I/2011, tăng đột biến trên các đường ngang cảnh báo tự động
Quý I năm 2011 tình hình tại nạn giao thông đường sắt (TNGTĐS) xảy ra trên các đường ngang cảnh báo tự động thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, gia tăng đột ngột

 

Quý I/2011 qua số liệu thống kê quản lý về tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên các đường ngang, đặc biệt là các đường ngang có lắp đặt tín hiệu cảnh báo tự động thuộc khu vực Hà Nội gia tăng đột biến về số vụ, số người chết và bị thương. Theo số liệu thông kê của công ty thi trong quý I/2011 tại các đương ngang có lắp thiết bị tín hiệu cảnh báo tự động, đã xảy ra 9 vụ với 15 người chết và 12 người bị thương (tăng trên 100% so với cùng kỳ 2010).

Về nguyên nhân đẫn đến số vụ TNGTĐS tăng đột biến vẫn là các nguyên nhân đã "nói mãi", và tốn không ít giấy mực của báo chí, phương tiện truyền thông và cũng lấy đi nhiều tính mạng, sức khỏe của cộng đồng đó là ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông kém, thậm trí cố tình vi phạm hay nói một cách khác "Văn hóa giao thông thấp". Một việc tưởng như rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được không cần phải dạy dỗ, học hành gì là "Đèn đỏ dừng lại" tự nhiên như "hơi thở" thế nhưng vẫn không thể trở thành bình thường, hiện thực và tự nhiện.

Kiểm tra, chấn chỉnh nâng cấp thường xuyên - Cũng... không lại được với vi phạm

Vẫn biết tính mạng con người là cái quý giá nhất, không ai được phép cướp đi; nhưng mỗi khi TNGTĐS xảy ra dư luận nên công bằng hơn với ngành Đường sắt, nhiều báo, đài khi viết, nói về TNGTĐS sau khi nêu nội dung chính, thì thường  "không quên"  một ý về nguyên nhân sâu xa gây ra tai nạn tại các đường ngang là thuộc về ngành đường sắt vì "không có rào chắn" hoặc "không có đèn tín hiệu"...và trong khi đó lại quên đi việc thiếu trách nhiệm, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương và của cả cộng đồng. Không phải là đổ lỗi nhưng ở đây là sự công bằng để tăng và nâng cao thêm tính cộng động trách nhiệm, đảm bảo an sinh xã hội chung ngày một tốt hơn.

Với "dốc đường ngang" như thế này, thì ô tô nào chẳng "vướng"

Thử tính nhanh, với trên 5000 đường ngang dân sinh (dân mở trái phép) và như dư luận yêu cầu nên làm hệ thống tín hiệu cảnh bảo tự động, báo tầu đến gần thì nhà nước phải đầu tư một kinh phí xây dựng khoảng 15.000 tỷ đồng, đây là phương án thiếu khả thi vì quốc gia đại sự còn nhiều việc cần làm, những việc này lại có mức độ ảnh hưởng, tác động trên quy mô rộng hơn đến an sinh xã hôị, an ninh quốc phòng; và nếu giả sử làm được vậy thì ngành đường sắt có tồn tại được không? và nếu tồn tại thì có hạn chế được TNGTĐS không? trong khi TNGTĐS xảy ra trên các đường ngang có lắp thiết bị cảnh báo tự động, thuộc địa bàn Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn nói chung hàng năm cứ ngày một gia tăng!

Đường dây thông tin tín hiệu đảm bảo ATCT thi cứ kiên trì, chui rúc

dưới mái nhà của dân (Ảnh chụp nhanh khu gian Chợ Tía - Phú Xuyên)

Vấn đề chính để ngăn chặn có hiệu quả là cần có sự vào cuộc và chỉ đạo tập trung, giải quyết đồng bộ một số vấn đề, như sau: trước tiên là hoàn thiện thể chế, pháp lý chỉnh sửa, bổ sung các bộ luật giao thông đường bộ, luật đường sắt và luật đất đai để đảm bảo tính thống nhất trong việc bảo vệ, đảm bảo hành lang ATGTĐS và quy tắc giao thông trên các đường ngang; thứ hai là tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về các bộ luật giao thông kết hợp với áp dụng hình phạt nặng đối với người tham gia giao thông vi phạm; thứ ba là Tổng cục đường bộ và Đường sắt Việt Nam kiểm tra rà soát cắm biển cấm ô tô đối với các đường ngang không đảm bảo tiêu chuẩn quy định; thứ tư là nhanh chóng giao chính quyền địa phương giải tỏa hành lang, đảm bảo tầm nhìn cho các đường ngang cảnh báo tự động đúng quy định và cuối cùng là nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

Cột thông tin tín hiệu thì làm "chỗ dựa" vững chắc cho bia mộ

Về lâu dài phải; phải tổ chức các nút giao cắt khác mức giữa đường sắt và đường bộ, tránh tình trạng luật quy định như vậy nhưng khi phê duyệt triển khai các dự án đầu tư đường bộ chỉ đề cập chung chung, như: "giai đoạn II đầu tư nút giao cắt khác mức (cầu vượt) hoặc có thiết kế cầu vượt nhưng không bố trí vốn; tiếp tục bổ sung vốn theo quyết định 1856/QĐ-TTg, để triển khai xây dựng nhanh các đường gom dọc theo đường sắt tại các thành phố lớn và xử lý kiên quyết việc lấn chiếm hành lang đảm bảo ATGT ĐS.

Nếu thực hiện đồng bộ được cả 5 giải pháp trên, chắc chắn bước đầu sẽ ngăn chặn và từng bước đẩy lùi được các tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các đô thị có đường sắt đi qua trên toàn quốc nói chung; về lâu dài khi tổ chức, quy hoạch được giao thông, giao cắt khác mức, tách sự chồng lấn về hành lang ATGT đường sắt, đường bộ thì sẽ chặn đứng hoàn toàn TNGT ĐS xảy ra.

Tác giả bài viết: LAT

Nguồn tin: Hasitec