03:38 EDT Thứ tư, 11/09/2024

Nhóm tin

Đăng nhập thành viên

Liên Kết Website

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
Website ĐSVN
Trung tâm dự báo khí tượng TW

Hasitec Email

mail.hasitec.vn

Đang truy cậpĐang truy cập : 37


Hôm nayHôm nay : 28570

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 403707

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 47271488

Train Vs Everythings

Trang nhất » Tin tức » Tin tức, sự kiện

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt

Thứ năm - 06/06/2024 04:03
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt

Những người thợ thông tin tín hiệu đường sắt ngày đêm, mưa nắng ứng trực 24/24h, xử lý trở ngại thiết bị, đường truyền, “gác” cho điều hành chạy tàu thông suốt, an toàn...

 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 1.

Những ngày giữa tháng 5, trời nắng gắt, tại đầu ghi phía Nam ga Giáp Bát (Hà Nội), hai công nhân đường sắt miệt mài đo đạc, kiểm tra ghi, leo cột hiệu kiểm tra, vệ sinh đèn. Ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc Chi nhánh Thông tin tín hiệu - Điện Hà Nội cùng đi giới thiệu, đó là những người thợ thông tin tín hiệu đường sắt đang bảo trì các thiết bị tín hiệu trong ga.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 2.

Công nhân thông tin tín hiệu đang bảo trì ghi tự động.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 3.

Vừa tỉ mỉ kiểm tra thiết bị, chị Lê Thị Hòa, công nhân Cung Thông tin tín hiệu Giáp Bát chia sẻ, ga Giáp Bát là ga hạng I, khối lượng dồn dịch, chạy tàu rất lớn. Vì thế số lượng thiết bị thông tin tín hiệu tại ga cũng nhiều. Hàng ngày, sẽ có hai công nhân được phân công trực 24/24h đi hiện trường, kiểm tra ghi, cột hiệu, các cảm biến, toàn bộ hệ thống thông tin tín hiệu trong phòng chỉ huy chạy tàu, tại các chòi ghi, chắn đường ngang trong ga... Kiểm tra bao quát cả bằng mắt nhìn, bằng dụng cụ cơ khí, điện..., đòi hỏi rất tỉ mỉ, nhằm phát hiện, xử lý trở ngại kịp thời.

 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 4.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 5.

Chị Hòa cho hay, khi thông tin bị tắc nghẽn hay “đứt” đường truyền thì sẽ không liên lạc được giữa các ga, điều độ để chỉ huy chạy tàu. Về tín hiệu cũng vậy, nếu xảy ra trở ngại, tín hiệu không hoạt động, tàu cũng không chạy được. “Ví dụ các bộ ghi để chuyển đường từ đường sắt này sang đường sắt khác cho tàu chạy vào. Khi ghi bị kẹt, chúng tôi phải xử lý ngay nên kể cả trưa nắng cũng phải làm để bên nhà ga đón tàu vào. Có trở ngại tìm ra ngay thì xử lý được nhanh, vài phút là xong, nhưng cũng hôm làm thông trưa đến 3-4 giờ chiều, bỏ cả cơm, lại có trở ngại phải tập trung nhân lực làm đến tận 1-2 giờ sáng hôm sau”, chị Hòa kể. Trong ảnh: Chị Hòa cùng đồng nghiệp kiểm tra thiết bị ghi tự động.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 6.

Chị Hòa kiểm tra thiết bị thông tin trong phòng máy, nơi đặt các "tủ" thiết bị duy trì hệ thống thông tin dữ liệu, đường truyền thông suốt.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 7.

Còn anh Phạm Thanh Tuấn, đồng nghiệp chị Hòa chia sẻ: Hồi mới đầu. tưởng về làm thông tin tín hiệu đường sắt sẽ “nhàn”, không ngờ lại vất vả, áp lực như vậy. Ngoài trực phòng máy, đảm bảo hệ thống thông tin, dữ liệu thường xuyên, liên tục, ổn định lại phải làm ở cả hiện trường. Nhiều khi bảo trì, sửa chữa phải kéo cả xà, cột thông tin nặng mấy chục kg dưới nắng, mệt hoa cả mắt. Sau rồi cũng quen việc, giờ thấy bình thường, gắn bó với công việc. Trong ảnh: Anh Tuấn kiểm tra trạng thái thiết bị tín hiệu biểu thị trên màn hình trong phòng chỉ huy chạy tàu.

 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 8.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 9.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 10.

“Áp lực phải duy trì trạng thái hoạt động tốt của thiết bị và xử lý nhanh sự cố, trở ngại, nhằm giảm thấp nhất đến chậm tàu là rất lớn. Càng mưa, càng nắng, công nhân thông tin tín hiệu càng phải ra đường. Vì với các thiết bị điện tử, mưa to, ngập rất dễ xảy ra sự cố; nắng nóng quá cũng gây ra trục trặc. Mỗi trở ngại, sự cố lại một kiểu, rất đa dạng, không lúc nào giống lúc nào, phải tìm ra được vấn đề từ đâu, từ module, rơ le ở thiết bị hay do trục trặc đường truyền từ phòng máy ra đến thiết bị, để xử lý nhanh nhất, không ảnh hưởng đến chạy tàu”, anh Tuấn nói. 

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 11.

Rời ga Giáp Bát, chúng tôi đến đường ngang cảnh báo tự động trên đường Ngọc Hồi đã hơn 11h00 trưa. Trời càng nắng gay gắt hơn. Một tốp thợ, người đào đất dọc đường sắt, người lau chùi thiết bị trên đường ray, người kiểm tra thiết bị trên cột đèn tín hiệu cảnh báo tàu đến phía đường bộ... Anh Trần Khắc Trung, Cung trưởng Cung tín hiệu đường ngang Giáp Bát cho biết, anh em vừa duy tu thiết bị và đào rãnh để sắp tới thay thế đường cáp ngầm từ cảm biến khu gian về kết nối tín hiệu tại đường ngang.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 12.

Cung tín hiệu đường ngang Giáp Bát quản lý trải dài từ Trường Chinh đến Thường Tín khoảng 15km, nhưng có đến 35 đường ngang. Nhiệm vụ là quản lý các thiết bị tại đường ngang cảnh báo tự động như: cần chắn, cột tín hiệu, tủ điều khiển, cảm biến...; điện thoại, thiết bị trong nhà chắn và thiết bị đường ngang tại các đường ngang có gác. Trong ảnh: Công nhân đào rãnh để chôn cáp ngầm dọc đường sắt.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 13.

Tại đường ngang cảnh báo tự động, yêu cầu khi có tàu, các thiết bị cảnh báo như chuông, đèn đỏ phải hoạt động báo trước cho người tham gia giao thông đường bộ biết, dừng trước đường ngang. Sau đó cần chắn hạ xuống ngăn người, phương tiện, để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn chạy tàu. Vì vậy hàng ngày, công nhân sẽ đi kiểm tra, ngoài quan sát bằng mắt thường các thiết bị; mở tủ điều khiển, kiểm tra tất cả các tiêu chuẩn kĩ thuật. Cùng đó, tại trung tâm giám sát đường ngang đặt tại công ty, nhân viên giám sát sẽ theo dõi, giám sát thiết bị 24/24h qua hình ảnh từ camera, từ tín hiệu đường ngang truyền về. Nếu xảy ra sự cố, trở ngại gì sẽ báo đơn vị để ra xử lý ngay, kể cả đêm hôm, mưa gió, sấm chớp.

 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 14.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 15.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 16.

Các công nhân bảo trì các thiết bị thông tin tín hiệu dọc đường ray như cảm biến...

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 17.

Anh Trung tâm sự, việc trực đảm bảo an toàn đường ngang rất áp lực. Vì đây đều là thiết bị điện tử, tự động, lại “phơi” giữa trời, nên rất khó để lường trước trở ngại, sự cố. Trong ảnh: Công nhân kiểm tra, bảo trì thiết bị tại tủ điều khiển tại đường ngang.

 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 18.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 19.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 20.

“Anh em thường xuyên nhắc nhở nhau, cứ làm hết sức, trách nhiệm, ngày hay đêm, nắng hay mưa, rét đều phải “bám” sát các thiết bị này. Có đêm vừa kiểm tra đường ngang này xong lúc 11-12h, đi về thì đường ngang khác lại xảy ra việc, anh em lại tiếp tục đi xử lý. Mục tiêu đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất, an toàn cho người, phương tiện giao thông tại đường ngang”, anh Trung tâm sự.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 21.

Tại Trung tâm Giám sát đường ngang và công nghệ thông tin (Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội), anh Nguyễn Như Hải Linh (người đứng), Trưởng trung tâm cho biết, trong địa bàn công ty quản lý ngoài tín hiệu tại các đường ngang có nhân viêc gác chắn, còn có 192 đường ngang cảnh báo tự động trên 5 tuyến từ Hà Nội đi Hải Phòng, Lào Cai, phía bắc đến Yên Viên, phía nam đến Đồng Giao (Ninh Bình) và tuyến vành đai Bắc Hồng - Văn Điển. Trong ảnh: Các nhân viên trung tâm đang theo dõi các camera để kịp thời phát hiện sự cố.

Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 22.

Để theo dõi trạng thái hoạt động của các đường ngang này, có các camera lắp đặt tại các đường ngang, cùng đó là phần mềm theo dõi các thiết bị tín hiệu và truyền về trung tâm. Tại trung tâm, 24/24h chia làm 3 ca, mỗi ca 8 giờ luôn có 3 nhân viên giám sát, phải quan sát liên tục màn hình. Trong ảnh: Nhân viên theo dõi trạng thái thiết bị từ đường ngang truyền về qua phần mềm.

 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 23.
 
Những người thợ “gác” thông tin tín hiệu đường sắt- Ảnh 24.

Nhân viên giám sát sẽ vừa phải quan sát màn hình camera, vừa phải quan sát màn hình giám sát tín hiệu thiết bị để xem thiết bị có hoạt động ổn định không. Nếu xảy ra tai nạn, sự cố giao thông trên đường ngang, hay sự cố, trở ngại thiết bị, nhân viên giám sát phải báo cho đơn vị quản lý tín hiệu đường ngang cử công nhân đến xử lý ngay.

 “Chỉ một sự cố không quan sát được, vài phút sau đoàn tàu đến là uy hiếp mấy an toàn nên rất áp lực. Nhất là ban đêm, tuyến phía Nam nhiều tàu chạy, nhân viên lúc nào mắt cũng phải “dán” vào màn hình, rất căng thẳng”, anh Linh nói và cho biết, cùng với trung tâm giám sát còn có đài kiểm soát thông tin dữ liệu toàn ngành, đảm bảo thường xuyên, thông suốt, phục vụ điều hành chạy tàu an toàn.

 

Tác giả bài viết: Tạ Hải - Thanh Thúy

Nguồn tin: www.baogiaothong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin ảnh

 Hoạt động công ty
32 photos | 55213 view
 An toàn giao thông
95 photos | 80503 view
 Kỹ thuật công nghệ
21 photos | 49745 view
 Cộng đồng Hasitec
-1 photos | 68231 view

Công nghệ

Giới thiệu giải pháp công nghệ CBTC-URBALIS của Alstom Transport .SA
Alstom Transport nhà chuyên gia, người đi tiên phong trong các...
Giới thiệu công nghệ SelTrac-CBTC của Thales Group
THALES GROUP là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế...
Giới thiệu thiết bị Barrier TD 96/2 của Wegh Group (Italy)
Tập đoàn công nghiệp đường sắt Wegh Group là một trong những tập...
Mạng 4G và những ưu thế vượt trội
(PCWorldVN) Gần 7 tỷ thuê bao di động, sắp bằng dân số thế giới,...
Phần mềm quản lý, điều hành giải quyết trở ngại, sự cố online HasitecTN
Thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2015 của Tổng giám đốc công ty...

Danh ngôn