Sà lan vi phạm luật giao thông đường thủy nội địa tông sập cầu Ghềnh
Khỏang gần 12h trưa ngày 20/3/2016, chiếc sà lan có số hiệu đăng ký SG 3745 đâm vào trụ số 2 cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai (thuộc địa phận thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) khiến tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh tê liệt.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra Chính quyền, lực lượng cứu hộ cứu nạn địa phương, các cơ quan quản lý đường sắt, đường thủy trên địa bàn đã đến hiện trường tổ chức việc cứu hộ, cứu nạn và phong toả chạy tàu khu gian Biên Hòa - Dĩ An cũng như tổ chức chuyển tải hành khách, hàng hoá từ ga Biên Hoà đến ga Sài Gòn và ngược lại. Hiện trường vụ tai nạn cho thấy toàn bộ nhịp cầu số 3 và một phần của nhịp cầu số 2 đã rơi xuống sông hoàn toàn, một tai nạn đường sắt theo thông tin ban đầu tư không có người tử nạn nhưng thiệt hại về tài sản là hết sức lớn.
.
Ảnh nguồn Báo GTVT
Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu cũng đã bay chuyến bay sớm nhất vào thành phố Hồ Chí Minh để đến hiện trường trực tiếp chỉ đạo việc cứu chữa và lên phương án khắc phục tai nạn, thông tuyến, cũng như đảm bảo giao thông đường sắt, đường thuỷ nội địa trước mắt.
Ảnh nguồn Báo GTVT
Hiện cơ quan chức năng đang lấy lời khai của tài công, chủ phương tiện và nhân chứng có mặt tại hiện trường để điều tra làm rõ vụ việc. Giải pháp đảm bảo giao thông đường sắt, đường thủy trước mắt cũng như phương án khôi phục lâu dài cũng đang được các cấp ngành của Bộ Giao thông vận tải,Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương bàn tính và quyết định; nhưng chắc chắn rằng với mức độ nghiêm trọng của tai nạn cầu Ghềnh lý trình Km1699+860 tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí minh thì không thể một sớm một chiều có thể nối lại tuyến giao thông huyết mạch này.