Đang truy cập : 35
Hôm nay : 27817
Tháng hiện tại : 402954
Tổng lượt truy cập : 47270735
Nằm ở phía Bắc ga Gia Lâm trên tuyến đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng, tại lý trình km 6+625, đường ngang Thượng cát là một cửa ngõ của một khu dân cư lớn, mật độ giao thông rất cao với hàng trăm lượt người xe qua lại mỗi phút đồng hồ khi ở giờ cao điểm. Đặc biệt đây là một đường ngang trong ga (nằm giữa cột tín hiệu vào ga và cột tín hiệu vào bãi ga Gia Lâm) với ba hướng đường sắt đi vào đường ngang, ngoài các chuyến tàu được đón gửi bình thường còn có các chuyến tàu chờ đường, dồn dịch trong ga Gia Lâm và đường vòng Thượng Cát rẽ sang phía Hải Phòng. Với tính chất chạy tàu qua đường ngang và lân cận đường ngang như vậy, nội dung thiết kế điều khiển hoạt động của thiết bị tín hiệu tự động phòng vệ đường ngang Thượng Cát trở nên phức tạp nhất trong các đường ngang cảnh báo tự động đã được thiết lập trên đường sắt Việt Nam từ trước đến nay.
Với trách nhiệm của mình trước yêu cầu an toàn giao thông tại đường ngang Thượng Cát, năm 2009, công ty TTTH Hà Nội đã lập hồ sơ đưa đường ngang này vào một hạng mục công trình sửa chữa khẩn cấp trọng điểm. Mặc dù biết rõ những khó khăn về tổ chức điều khiển tín hiệu cảnh báo tự động dùng công nghệ PLC-cảm biến địa chấn áp dụng với đường ngang này, song các kỹ sư tín hiệu điều khiển của công ty đã quyết tâm hóa giải bằng được những khó khăn, vướng mắc và những điều kiện phát sinh để xác định được phù hợp nhất các điều kiện đầu vào của bài bài toán điều khiển, thiết bị tín hiệu cảnh báo tự động tại đường ngang này, một mặt vừa bảo đảm các yêu cầu của tổ chức chạy tàu bình thường tại 3 ga Gia Lâm, Yên Viên và Cầu Bây, mặt khác lại vừa phải bảo đảm tín hiệu cảnh báo đúng theo điều lệ đường ngang và các quy định khác của ngành về tín hiệu tự động phòng vệ đường ngang, mà trước đây chưa hề có tiền lệ cho loại đường ngang trong ga, ba hướng, vừa đón gửi tàu bình thường vừa có dồn dịch, chờ đường như ga Gia Lâm.
Khác với các mô hình điều khiển đường ngang cảnh báo tự động đơn, điển hình đã được xây dựng tại các tuyến ĐS, khi mà từ vị trí đặt cảm biến địa chấn đầu xa đến đường ngang, không có một quan hệ liên khóa tín hiệu nào cần phải được thiết lập cho đoàn tàu đến gần đường ngang, và tại bất kỳ mọi thời điểm nhất định, chỉ có một đoàn tàu chiếm dụng một trong 2 khu đoạn tới gần, ở đường ngang Thượng Cát tại hai 2 trong 3 hướng đến gần: từ ga Gia Lâm và từ đường vòng Thượng Cát, hoặc từ phía Yên Viên, có rất nhiều thời điểm có hai đoàn tàu đều cùng chiếm dụng khu đoạn tới gần và chiếm dụng trong điều kiện bất thường (đỗ chờ đường trên hướng đối nghịch để tăng năng lực thông qua trên 3 hướng chạy tàu). Qua thời gian tự tìm hiểu đặc điểm công tác tổ chức chạy tàu qua đường ngang, tìm cách phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của loại hình điều khiển dùng PLC-cảm biến địa chấn, cán bộ, công nhân công ty TTTH ĐS Hà Nội đã xây dựng được một chương trình điều khiển tối ưu cho thiết bị điều khiển tín hiệu tự động phòng vệ đường ngang Thượng Cát, đáp ứng được yêu cầu cảnh báo tự động đối với toàn bộ các trường hợp chạy tàu bình thường, dồn dịch, chờ đường trên cả 3 hướng, đặc biệt là giải quyết được các trường hợp có đồng thời 2 đoàn tàu cùng chiếm dụng các khu đoạn tới gần, hoặc chiếm dụng bất thường.
Giải quyết được bài toán điều khiển hệ thống thiết bị tín hiệu cảnh báo tự động, ứng dụng công nghệ Logic khả trình (PLC), cảm biến địa chấn tại đường ngang Thượng Cát, đã đáp ứng được tình hình chạy tàu phức tạp tại khu vực, đảm bảo an toàn giao thông tại đường ngang, là một thành công đáng khích lệ trong năm 2010, của các kỹ sư, công nhân công ty, trong năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ khóa X, với nhiệm vụ đảm bảo ATGT được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân viên.
Tác giả bài viết: Xuân Phương
Nguồn tin: Hasitec
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hasitec.com.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn