Đang truy cập : 719
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 718
Hôm nay : 43206
Tháng hiện tại : 802256
Tổng lượt truy cập : 49459002
Dự án được khởi công sáng nay có chiều dài 12,5km này có lộ trình từ Nhổn - Cầu Diễn - Mai Dịch - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám và kết thúc tại ga Hà Nội (điểm cuối nằm trên đường Trần Hưng Đạo). Trong đó có 4km đi ngầm (đoạn từ Thủ Lệ đi Ga HN).
Mô hình tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội |
Trong tổng số 12 nhà ga thì có 8 ga trên cao, 4 ga ngầm. Đặc biệt, có ga trung chuyển Cầu Giấy, kết nối tuyến 3 với các trạm xe bus chính, ga Cát Linh sẽ kết nối tuyến 3 với tuyến UMRT Hà Nội - Hà Đông, và ga tại Ga Hà Nội sẽ kết nối tuyến 3 với tuyến 1.
Tổng mức đầu tư của dự án hơn 18.000 tỷ đồng, gồm nguồn vốn ODA và vốn đối ứng trong nước, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015 do Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội làm đại diện chủ đầu tư, và tư vấn là Công ty Tư vấn SYSTRA (Cộng hòa Pháp)
Dự kiến, tàu sẽ chạy với vận tốc lớn nhất là 80km/h, vận tốc thương mại trung bình khoảng 37km/h. Với công sốt, tàu 4 toa có thể vận chuyển trên 900 hành khách, và 5 toa có thể vận chuyển gần 1.200 hành khách.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo UBND TP.Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ương, chỉ đạo đơn vị Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thi công đảm bảo để dự án metro đầu tiên này đúng tiến độ, đảm bảo an toàn trong thi công, và vận hành.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khởi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sáng 25/9 |
Ông Nguyễn Thế Thảo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đánh giá dự án sẽ giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông, đảm bảo an toàn cho hành khách, cải thiện môi trường tham gia giao thông của Thủ đô.
Chủ tịch thành phố yêu cầu các đơn vị thi công hoàn thành đúng tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Ông Phạm Tuấn Sơn, Giám đốc Ban dự án Đường sắt đô thị Hà Nội cho hay, các nhà ga sẽ được đặt hệ thống soát vé tự động, dùng xèng hoặc thẻ thông minh không tiếp xúc, trên đó có các thông tin về loại vé (đi một lượt hay nhiều lượt) và giá tiền vé được mã hóa.
Như vậy, phải mất 4 năm từ ngày khởi công khu depot tại Nhổn, dự án mới chính thức được khởi công.
Trong tương lại, Hà Nội sẽ có 5 tuyến đường sắt đô thị: Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh) phục vụ các khu vực ngoại thành phía đông bắc và nam Hà Nội đi qua trung tâm thành phố. Tuyến số 2 (Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình) là xương sống cho khu vực đô thị hiện tại và tương lai. Tuyến số 3 (Nhổn - ga Hà Nội) nối khu vực phía tây với trung tâm thành phố và phía nam. Tuyến số 4 (Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh) dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5, đa dạng hóa nhu cầu giao thông và gắn kết với các dự án phát triển đô thị. Tuyến số 5 (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) có chức năng kết nối trung tâm thành phố với các đô thị dọc hành lang Láng - Hòa Lạc, với chiều dài là 34,5km. |
Tác giả bài viết: LQL
Nguồn tin: Hasitec
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hasitec.com.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn