Đang truy cập : 439
Hôm nay : 111189
Tháng hiện tại : 919396
Tổng lượt truy cập : 57847817
Ngày 17/8/2010, của Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng , nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, theo đố thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ áp dụng bắt đầu ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND ( ≈ 2%) và biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức ± 3%.
Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trước đó, ngày 11/2/2010, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định tăng tỷ giá này thêm hơn 3%, lên mức 18.544 VND và cố định từ đó cho đến nay.
Đây là giải pháp nhằm đảm bảo an toàn dự trữ ngoại hối quốc gia, thông qua biện pháp chống nhập siêu. Tuy nhiên nền công nghiệp nước ta chủ yếu là gia công với trên 80% nguyên vật liệu phải nhập khẩu, công nghệp phụ trợ hầu như không có, hệ lụy tất yếu là dẫn đến giá đầu vào của nguyên vật liệu sẽ tăng lên, đây cũng chính là yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước cũng như hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa trong nước giá sẽ “có lý” để tăng lên và tăng rồi thì không chịu xuống và hàng hóa xuất khẩu chưa hẳn đã có lợi thế, còn doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu hàng hóa để thực hiện các hợp đồng đã ký kết thì phải nhập giá cao bằng nội tệ mất, thanh toán thì vẫn như giá hợp đồng ….cuối cùng là chỉ có người dân, doanh nghiệp là gánh chịu hậu quả trực tiếp.
Chính sách vĩ mô của nhà nước về lâu dài nên có một chiến lượng dài hơi, xây dựng nền công nghiệp phụ trợ gắn với công nghiệp gia công, lắp ráp và xem xét các dự án đầu tư để ưu tiên cao cho các dự án mang lại nhiều giá trị gia tăng khi thực hiện tại Việt Nam và nhiều các chính sách đồng bộ khác mới có thể giải quyết được tận gốc được “nhập siêu”, thay vì cứ dùng các gải pháp có tính tình thế như thế này.
Tác giả bài viết: QTM
Những tin mới hơn