11:19 EST Chủ nhật, 08/12/2024

Nhóm tin

Đăng nhập thành viên

Liên Kết Website

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
Website ĐSVN
Trung tâm dự báo khí tượng TW

Hasitec Email

mail.hasitec.vn

Đang truy cậpĐang truy cập : 377


Hôm nayHôm nay : 116953

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925160

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 57853581

Train Vs Everythings

Trang nhất » Tin tức » Tin tức, sự kiện

Bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa

Chủ nhật - 29/07/2012 08:36
Bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa

Bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa

Theo bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh xuất bản năm Giáp Thìn (1904), cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Sáng 25-7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật do một số tổ chức, cá nhân hiến tặng.

Trong số các cổ vật được hiến tặng có bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của Trung Quốc được xuất bản dưới thời nhà Thanh, do TS Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam trao tặng.

Bản đồ Trung Quốc đời nhà Thanh “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (1904) thể hiện rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Bản đồ TQ đời nhà Thanh “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (1904) thể hiện rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.   
 

 Tấm bản đồ được TS Mai Ngọc Hồng sưu tập và lưu giữ trong suốt 35 năm. Theo TS Hồng, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là bản đồ hiện đại nhất của Trung Quốc từ thời cổ cho đến năm 1904. Bản đồ này được khởi thảo vào năm Khang Hy 47, tức năm 1708. Vua Khang Hy đã nhờ ba giáo sĩ, đứng đầu là Lợi Mã Đậu (người Ý), nổi tiếng thông thạo tinh văn, toán pháp, giỏi tiếng Hoa để vẽ một tấm bản đồ. Hơn một năm sau, tấm bản đồ được định hình.
Không lâu sau đó, hoàng đế Khang Hy tiếp tục triệu tập rất đông các nhà truyền giáo, giáo sĩ, cử họ về 13 tỉnh của Trung Quốc (lúc bấy giờ) đo đạc, tìm kiếm các tư liệu địa dư. Sau đợt đo đạc tìm kiếm, bản đồ được nhập thêm hai khu vực nữa là Nội Mông và Mãn Châu vào làm hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông. Khi hoàn thành, bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” bao gồm 15 tỉnh.

Từ đó, trong suốt 196 năm (từ 1708 đến 1904), các triều đại Trung Quốc luôn luôn tục biên, tục bổ những bản cảo, nguyên cảo của các giáo sĩ để hoàn thành bản đồ này.

TS Mai Ngọc Hồng, người đã lưu giữ tấm bản đồ cổ suốt hơn 30 năm. 

 TS Mai Ngọc Hồng, người đã lưu giữ tấm bản đồ cổ suốt hơn 30 năm.

 Theo TS Hồng, tính nghiêm cẩn và khoa học của bản đồ được thể hiện thông qua việc bản đồ được xây dựng một cách rất nghiêm túc, tập trung các nhà khoa học dưới sự chỉ đạo sát sao của nhà vua. Trong khi đó, tính pháp lý của tấm bản đồ này thể hiện ở chỗ, bản đồ có tọa độ, kinh tuyến vĩ tuyến. Nhìn trên bản đồ có thể thấy, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao hàm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Miền Bắc của Việt Nam được ghi là Việt Nam Đông Kinh, vịnh Hạ Long được ghi là vịnh Đông Kinh.
Phát biểu tại lễ tiếp nhận cổ vật, TS Vũ Quốc Hiền, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khẳng định: “Bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là một tư liệu rất quý, là chứng cứ khoa học xác đáng để xác nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam”.

Ở Việt Nam, đời Vua Minh Mạng (năm 1834) đã thể hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong 'Ðại Nam nhất thống toàn đồ'. 
Ở Việt Nam, đời Vua Minh Mạng (năm 1834) đã thể hiện chủ quyền đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong "Ðại Nam nhất thống toàn đồ".

* Cũng trong sáng 25-7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức lễ khánh thành phòng trưng bày “Óc Eo – Phù Nam” với hơn 100 cổ vật quý của nền văn hóa Óc Eo.
Các hiện vật được trưng bày gồm các chất liệu gốm, kim loại quý, đá, gỗ và một số ít bằng đồng. Các hiện vật gốm là đồ gia dụng gồm: bình, hũ, nồi, nắp, bát, cốc chai, bếp lò…Hiện vật kim loại quý như vàng, đá, mã não, thạch anh… được chế tác thành vòng, nhẫn, bông tai, dây chuyền, hạt chuỗi, dùng làm đồ trang sức với nhiều màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng khác nhau. Những hiện vật này được tìm thấy trong nhiều di tích và rải rác trên khắp vùng Nam bộ.
Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn khách tham quan trong và ngoài nước hình dung được những đặc trưng cơ bản về văn hóa Óc Eo trong bối cảnh 10 thế kỷ đầu công nguyên, hiểu thêm về lịch sử Việt Nam, thấy được công sức lao động, trình độ chế tác của người xưa. Từ đó, mỗi người sẽ thêm trân trọng và có ý thức tốt hơn trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc

Nguồn tin: Báo Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 127 trong 38 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin ảnh

 Hoạt động công ty
32 photos | 55526 view
 An toàn giao thông
95 photos | 81078 view
 Kỹ thuật công nghệ
21 photos | 50044 view
 Cộng đồng Hasitec
-1 photos | 68653 view

Công nghệ

Giới thiệu giải pháp công nghệ CBTC-URBALIS của Alstom Transport .SA
Alstom Transport nhà chuyên gia, người đi tiên phong trong các...
Giới thiệu công nghệ SelTrac-CBTC của Thales Group
THALES GROUP là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế...
Giới thiệu thiết bị Barrier TD 96/2 của Wegh Group (Italy)
Tập đoàn công nghiệp đường sắt Wegh Group là một trong những tập...
Mạng 4G và những ưu thế vượt trội
(PCWorldVN) Gần 7 tỷ thuê bao di động, sắp bằng dân số thế giới,...
Phần mềm quản lý, điều hành giải quyết trở ngại, sự cố online HasitecTN
Thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2015 của Tổng giám đốc công ty...

Danh ngôn