13:10 +07 Thứ ba, 19/03/2024

Nhóm tin

Đăng nhập thành viên

Liên Kết Website

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
Website ĐSVN
Trung tâm dự báo khí tượng TW

Hasitec Email

mail.hasitec.vn

Đang truy cậpĐang truy cập : 370


Hôm nayHôm nay : 57382

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1823246

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30887842

Train Vs Everythings

Trang nhất » Tin tức » Quản trị

Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ai có quyền hơn ai?

Chủ nhật - 15/11/2015 23:36
Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ai có quyền hơn ai?

Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ai có quyền hơn ai?

Chuyện xảy ra gần đây tại một công ty cổ phần là nhân viên đến làm việc thì bị Chủ tịch Hội đồng quản trị không cho vào vì hợp đồng lao động mà Tổng giám đốc công ty ký với họ không có giá trị, sở dĩ vậy là vì Hội đồng quản trị chưa có nghị quyết cho ký hoặc chưa ủy quyền cho Tổng giám đốc ký.
    
     Sự kiện này khiến làm nảy sinh câu hỏi: tương quan giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là thế nào? Ai có nhiều quyền hơn ai?

Quyền hành của Chủ tịch và Tổng giám đốc
     Quyền hành của chủ tịch được quy định trong luật Doanh nghiệp và của Tổng giám đốc ở trong bản Điều lệ công ty. Bản sau là sự đồng ý giữa các cổ đông trong khuôn khổ Luật Doanh nghiệp. Khi luật Doanh nghiệp cho công ty hành động như một người (pháp nhân) thì luật làm hai việc chính. Một là quy định (i) trách nhiệm của công ty đối với các người thứ ba (chính quyền, người lao động, chủ nợ...) và (ii) ràng buộc công ty vào các trách nhiệm ấy. Hai là, ấn định cơ cấu tổ chức của công ty nhưng cho phép các cổ đông sắp xếp nó trong bản điều lệ.
   Bằng bản điều lệ, công ty cụ thể hóa luật Doanh nghiệp vào trường hợp của mình. Gọi là công ty nhưng nó vô hình. Nó là "con ma"! Xin nhớ, bản điều lệ vẽ nên hình hài của nó. Bản ấy chi tiết hóa quyền hành của Chủ tịch và Tổng giám đốc, đồng thời tuyên bố cho mọi người biết ai trong hai người này sẽ ràng buộc được "con ma" vào trách nhiệm của nó; tức là ai sẽ phát biểu, sẽ cam kết thay cho công ty. Điều này tạo nên hai hiệu lực. Một là khái niệm "người đại diện theo pháp luật của công ty". Hai là sự phân biệt giữa những công việc nằm bên trong công ty vấn đề nội bộ, và sự giao tiếp giữa công ty với bên ngoài-vấn đề ngoại vi.
   Đối với công việc ngoại vi, người ngoài chỉ biết và chỉ cần biết "người đại diện theo pháp luật" là ai để bắt "con ma" chịu trách nhiệm. Người ngoài không cần biết Chủ tịch hay Tổng giám đốc ai có nhiều quyền hơn ai, mà là "nắm ai để túm công ty". Sở dĩ vậy là vì khi bị thiệt hại và họ đòi công ty bồi thường thì chính công ty phải xuất tiền quỹ của mình ra đền chứ không phải Chủ tịch hay Tổng giám đốc. Vậy, đối với người ngoài công ty, về mặt pháp lý, Chủ tịch hay Tổng giám đốc như nhau, ai là đại diện pháp lý thì mới hơn, hiểu theo ý nghĩa của sự ràng buộc. Người ngoài nhìn họ mà thấy họ khác nhau là vì cái uy họ có. Chỉ như thế.
 Ảnh nguồn Internet
Ảnh nguồn internet

   Đối với những người trong nội bộ công ty thì hai người kia là người có quyền và họ khác nhau. Để xác định quyền hành của Chủ tịch hay Tổng giám đốc, ta cần phân biệt tư cách của một người khi đối diện với họ. Tư cách là cách nói khác của "địa vị pháp lý". Thí dụ: ông A làm việc cho công ty Vina, ông ta có hai tư cách: (l) người lao động đối với công ty Vina là người sử dụng lao động; (2) là nhân viên kế toán trong phòng kế toán của công ty Vina. Khi ở vị trí (2) ông A phải biết quyền hành của Chủ tịch và Tổng giám đốc, ai cao hơn ai để góp sáng kiến. ông được chỉ dẫn về điều này khi mới gia nhập công ty. Thế nhưng, khi bị cho nghỉ việc một cách sai trái, thì ông A thay đổi tư cách từ (2) sang (l) ông trở thành người lao động, do luật lao động ban cho. Ở vị trí này, ông A chỉ cần biết Chủ tịch hay Tổng giám đốc là đại diện pháp lý để thưa công ty ra tòa và để tòa gửi giấy triệu tập người đại diện này. Trong đơn, ông A phải nói rõ với tòa án là: " Tôi kiện công ty Vina, do ông Y, Tổng giám đốc làm đại diện".
   Phải ghi rõ như thế nếu không "con ma" nó sẽ chối bay, vì nếu giấy gửi mà chỉ ghi tên Công ty thì sau này ai trong công ty cũng có thể nói "công ty không hề nhận được; nếu đã gửi thì gửi cho ai chứ?" Ai nói thay cho "con ma"? Đó mới chính là vấn đề, chứ không phải ai nhiều quyền hơn ai.
     Tóm lại, để biết Chủ tịch và Tổng giám đốc ai có quyền hơn ai thì ta phải phân biệt tư cách của mình, sự việc nằm trong nội bộ hay ngoại vi của công ty. Nếu ở trong nội bộ thì xem về quyền của mỗi người trong bản điều lệ, hay các quy định về quản lý và điều hành của công ty. Nếu là ngoại vi thì xem bản điều lệ để biết ai là Đại diện pháp lý của công ty mà "túm tóc công ty" sau này. Đối với người ở bên ngoài của công ty, một bà Chủ tịch có nhiều quyền hành trong công ty mà không là người đại diện pháp lý thì bà ta chẳng là gì! Tất nhiên không kể khi bạn... quên đường về! Nhưng nếu bà kia kiêm luôn "đại diện pháp lý" thì sẽ có cơ hội nhận được nhiều giấy triệu tập lúc công ty thiếu nợ. Đến đây ắt có vị hỏi: "Vậy Chủ tịch phải là gì cho xứng đáng với quyền cao chức trọng của họ?" Ta sẽ bàn về trách nhiệm.

2, Trách nhiệm của Chủ tịch và Tổng giám đốc
     Khi đề cập "người đại diện pháp lý" tức là nói đến trách nhiệm của công ty chịu trách nhiệm với những người ở bên ngoài, chứ không phải Chủ tịch hay Tổng giám đốc. Xe chở ông chủ tịch đụng người đi đường, công ty đền cho nạn nhân, chủ tịch vô can; nhưng nếu ông là chủ xe thì... xin bỏ tiền ra.
Công ty nó vô hình nên không thể vi phạm luật hình sự; do vậy trách nhiệm của nó, nói nghe thì sợ lắm, nhưng thực sự chỉ là đền cho người ta bằng tiền. Chịu trách nhiệm đối với nó có nghĩa là xuất tiền ra! Vậy công ty phải có cách nào kiểm soát việc mình xuất tiền chứ! "Chỉ trong những trường hợp nào đấy tôi mới xuất tiền thôi" - nó bảo! Từ yêu cầu này, công ty có những quy định về hành động của nó. Chúng ta chưa có từ ngữ cho việc này. Tiếng Anh gọi là "corporate action".

Ảnh nguồn internet

   Bản điều lệ sẽ quy định khi công ty xuất tiền ở những mức khác nhau thì sẽ phải do những người khác nhau trong công ty quyết định. Công ty tiêu tiền qua những sự cam kết lập theo hợp đồng, bảo đảm, bảo lãnh... ("các văn kiện ràng buộc"). Bản điều lệ cho Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông hay Tổng giám đốc xuất tiền theo mức độ. Và phải chính những người này quyết định thì công ty mới xuất tiền. Quy định này tạo nên quyền hành giữa Tổng giám đốc và Chủ tịch. Người trước hành động với tư cách cá nhân, người sau hành động với tư cách tập thể, người đại diện cho Hội đồng quản trị. Do vậy, Chủ tịch có quyền quyết định chi một số tiền nhiều hơn là Tổng giám đốc, do đó có quyền cao hơn Tổng giám đốc; nhưng xin nhớ quyền nhiều hơn chỉ là được quyết định chi tiền nhiều hơn, chứ không phải là quyền ràng buộc công ty với bên ngoài.
   Chủ tịch mà không làm đại diện pháp lý thì không thể ký một văn kiện ràng buộc, lúc ấy Hội đồng quản trị phải cho phép Chủ tịch làm bằng một... quyết nghị! Nếu không thì không thể ràng buộc công ty được! Ngược lại, Tổng giám đốc dù là đại diện pháp lý thì cũng chỉ được ký văn kiện ràng buộc trong phạm vi của số tiền mà ông ta được phép xuất. Cao hơn số lượng đó thì Tổng giám đốc phải được Hội đồng quản trị cho phép. Trong vụ việc đã xảy ra được nêu ở đầu, ký một hợp đồng lao động cũng là cam kết, công ty phải trả tiền lương, tức là xuất tiền. Vậy khi Tổng giám đốc ký hợp đồng với một người sẽ làm trưởng một bộ phận hưởng lương cao, nếu việc này không ghi trong quyền hạn của Tổng giám đốc ở bản Điều lệ thì Tổng giám đốc phải có nghị quyết cho phép của Hội đồng quản trị. Sự cho phép ấy không phải là một quyền hành mà là một "corporate action" để Công ty kiểm soát việc xuất tiền.


Ảnh nguồn internet

   Quyền hạn chủ yếu trong công ty là quyền quyết định xuất tiền, tức là quyền về tài chính; nhưng công ty còn có những lĩnh vực khác như sản xuất, thu mua, tiếp thị, lao động... do vậy còn có những quyền về quản trị, về hành chính. Đó là quyền nội bộ trong công ty do bản Điều lệ hay các quyết nghị của Hội đồng quản trị quy định. Các quyền đó có thể dược giao cho Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc, thậm chí có quyền nằm trong tay Đại hội đồng cổ đông, như quyền chọn kiểm toán viên. Quyền có tính nội bộ thì nó chi phối những người làm việc trong công ty. Khi ấy, nhân viên không thể nêu ra "người đại diện pháp lý", mà phải tuân lệnh. Chỉ khi nào các quyết định của người có quyền (trưởng phòng, tổng giám đốc) liên quan đến một điều khoản nằm trong luật lao động, nội quy lao động, khiến tạo ra tranh chấp thì người lao động mới dựa vào hợp đồng lao động để nêu người đại diện pháp lý hầu quy trách nhiệm cho công ty.
   Ở ta, quyền hành và trách nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch, sự ràng buộc công ty chưa được hiểu đúng và được thực hiện theo tập tục của định chế công ty; vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa quyền hành bên trong công ty và với người bên ngoài công ty. Có những quyết định công ty gửi cho các cơ quan công quyền do Chủ tịch hội đồng quản trị ký, bất kể người ấy có là đại diện pháp lý của công ty hay không, chữ ký của họ có ràng buộc công ty hay không. Làm đúng bài bản, để tránh tranh chấp, một Chủ tịch không làm đại diện pháp lý thì không được ký tên trên những văn kiện của công ty gửi ra ngoài, trừ khi họ có một quyết nghị của Hội đồng quản trị cho phép làm để sau này "con ma" không chối được. Trách nhiệm và quyền hành của Chủ tịch hay Tổng giám đốc - nếu nhìn đúng thể thức - thì phải nhìn trong bối cảnh này.

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Bích

Nguồn tin: Doanh nhân và vấn đề quản trị doanh nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 195 trong 46 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin ảnh

 Hoạt động công ty
32 photos | 54585 view
 An toàn giao thông
95 photos | 79375 view
 Kỹ thuật công nghệ
21 photos | 49164 view
 Cộng đồng Hasitec
-1 photos | 67305 view

Công nghệ

Giới thiệu giải pháp công nghệ CBTC-URBALIS của Alstom Transport .SA
Alstom Transport nhà chuyên gia, người đi tiên phong trong các...
Giới thiệu công nghệ SelTrac-CBTC của Thales Group
THALES GROUP là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế...
Giới thiệu thiết bị Barrier TD 96/2 của Wegh Group (Italy)
Tập đoàn công nghiệp đường sắt Wegh Group là một trong những tập...
Mạng 4G và những ưu thế vượt trội
(PCWorldVN) Gần 7 tỷ thuê bao di động, sắp bằng dân số thế giới,...
Phần mềm quản lý, điều hành giải quyết trở ngại, sự cố online HasitecTN
Thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2015 của Tổng giám đốc công ty...

Danh ngôn