04:32 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Nhóm tin

Đăng nhập thành viên

Liên Kết Website

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
Website ĐSVN
Trung tâm dự báo khí tượng TW

Hasitec Email

mail.hasitec.vn

Đang truy cậpĐang truy cập : 340

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 339


Hôm nayHôm nay : 67511

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1833375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30897971

Train Vs Everythings

Trang nhất » Tin tức » Quản trị

Để có một mô hình quản lý, kinh doanh VNN tại doanh nghiệp cho phù hợp

Thứ năm - 27/10/2016 00:26
Để có một mô hình quản lý, kinh doanh VNN tại doanh nghiệp cho phù hợp

Để có một mô hình quản lý, kinh doanh VNN tại doanh nghiệp cho phù hợp

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập năm 2005’ với mục đích nhằm xóa bỏ sự can thiệp của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sâu vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DNNN và tách chức năng chủ sở hữu của các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố khỏi chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp

     Sau hơn 10 năm hình thành và hoạt động thì mục đích quan rọng nhất là việc tách bạch chức năng sở hữu, quản lý nhà nước và kinh doanh vốn nhà nước như là những điều kiện tiên quyết, ưu tiên hàng đầu SCIC lại chưa thực hiện được như mong muốn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn nằm trong sự vướng mắc về quan điểm, tư duy của các nhà quản lý trong giải quyết 2 vấn đề là: Nhà nước cần nắm tỷ lệ bao nhiêu là đủ để DNNN không trượt định hướng? Hành xử với doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước với tư cách là nhà đầu tư hay cơ quan chủ quản? Có giải quyết được 2 vấn đề cốt lõi trên thì sẽ dễ dàng hóa giải được mâu thuận về lợi ích giữa người đại diện với chủ sở hữu Nhà nước. Và cũng chính vì Nhà nước chưa khẳng định mình với tư cách mình là "nhà đầu tư" thông qua một quỹ nhà nước để quản lý, điều hành nên cũng theo đó việc sử dụng nguồn lực nhà nước theo cơ chế thị trường để sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội chưa được thiết lập rõ ràng.
 

Ảnh minh họa
 
    Điều lệ tổ chức của SCIC được ban hành kèm theo nghị định 57/2014/NĐ-CP cũng tương đối rõ ràng, nhưng mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức quản trị, năng lực hạn chế và đặc biệt là không tổ chức quản trị theo mô hình một quỹ đầu tư của chính phủ theo chuẩn mực của OECD trong thực hiện chức năng kinh doanh vốn nhà nước của SCIC nên sau hơn 10 năm hoạt động với 1 lần tái cơ cấu hầu hết các báo cáo đánh giá của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, tư vấn độc lập đều có chung nhận xét SCIC chưa đủ tầm quản lý, điều hành kinh doanh một nguồn vốn khổng lồ có giá lên đến đến trên 200 tỷ USD của nhà nước; SCIC mới dừng lại ở mức khiêm tốn là thực hiện một trong những nhiệm vụ của Tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà Chính phủ đã đề ra là thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn, bán bới một số phần vốn nhà nước tại các DNNN, kết quả này được xem là vượt trội hơn cả so với kết quả thực hiện nhiệm vụ này của các Bộ, ngành và UBND tỉnh thành phố. Thể hiện rõ nét trong các báo cáo 6 tháng, tổng kết hằng năm của SCIC hầu hết chỉ đề cập đến kết quả thực hiện mảng nghiệp vụ này, xin trích một số số liệu trong các báo cáo gần nhất của CSIC là "...đã bán hết vốn tại 807 DN, bán bớt vốn tại 79 DN và bán quyền mua tại 19 DN, thu được 13.501 tỷ đồng, thặng dư bán vốn đạt 8.039 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần giá trị vốn sổ sách" chứ chưa mục tiêu, phương pháp nào mới được bổ sung liên quan đến thực hiện chức năng “kinh doanh vốn nhà nước” theo chức năng, nhiệm vụ quy định; ngoài ra lãi của các khoản đầu tư lớn cỉa SCIC đều tập trung vào tiền gửi ngân hàng, mua trái phiếu; mảng hỗ trợ sắp xếp phát triển DNNN không có số liệu báo cáo về lợi nhuận sẽ hình thành trong tương lai khi cấp vốn hỗ trợ.
   Hiện tại  Bộ Tài chính đang hối thúc việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC đây tuy là việc quan trọng, điều kiện cần nhưng chưa hắn là việc cần làm ngay, thà rằng đóng băng lại như hiện tại sau đó xây dựng một lộ trình thoái vốn, bán bớt vốn nhà nước phù hợp với các cơ chế, thể chế đa làm hạn chế đến kết quả kinh doanh vốn nhà nước như chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương đình Huệ gần đây; nếu trong lộ trình thực hiện phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm trong việc xác định vốn nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa DNNN tại các tập đoàn, tổng công ty, phải tthực hiện quy trình kiểm toán xác nhận lần 2 để xác định lại vốn thực của nhà nước tránh thất thoát, mất vốn như vậy sẽ hiệu quả và đồng bộ hơn.
     Việc quan trọng cần làm trước mắt là sớm có tách bạch, làm rõ về quan điểm, từ đó xây dựng cơ chế, chính sách trong quản lý điều hành quỹ đầu tư nhà nước gắn với mục tiêu “kinh doanh vốn” là nhiệm vụ chính để một mặt tạo nguồn lực tập trung cho phát triển kinh tế xã hội thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa, mặt khác để phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ quan quản lý kinh doanh vốn nhà nước này được thành lập sẽ có chức năng, nhiệm vụ ra sao, quy mô thế nào, quản trị quỹ theo mô hình gì, mức độ can thiệp vào các DNNN ở mức nào để vừa thực hiện tốt chức năng quản lý kinh doanh vốn lại vừa đảm bảo sự chủ động, hỗ trợ như bà đỡ của doanh nghiệp. Hoặc một giải pháp trung gian là tái cơ cấu lần thứ hai về tổ chức, quản trị SCIC để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ “kinh doanh vốn nhà nước” và triệt để phát huy những mặt mạnh, kinh nghiệm trong quản lý vốn và thoái vốn, bán bớt vốn như SCIC đã thực hiện tốt trong các năm vừa qua.
     Nhưng dù giải pháp nào thì cũng cần phải có những thay đổi mang tính đột phá về quan điểm, tư duy chiến lược trong quản lý mới hy vọng xây dựng được các cơ chế, thể chế, chính sách để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, kinh doanh vốn và tạo cú hích đủ mạnh cho SCIC nói riêng cũng như các DNNN nói chung cất cánh đóng góp vào sự tăng trưởng GDP và đưa nền kinh tế Việt Nam cất cánh ngang tầm với khu vực trong một tương lai gần.
 

Tác giả bài viết: Hg

Nguồn tin: Hasitec

Tổng số điểm của bài viết là: 248 trong 64 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin ảnh

 Hoạt động công ty
32 photos | 54585 view
 An toàn giao thông
95 photos | 79376 view
 Kỹ thuật công nghệ
21 photos | 49165 view
 Cộng đồng Hasitec
-1 photos | 67306 view

Công nghệ

Giới thiệu giải pháp công nghệ CBTC-URBALIS của Alstom Transport .SA
Alstom Transport nhà chuyên gia, người đi tiên phong trong các...
Giới thiệu công nghệ SelTrac-CBTC của Thales Group
THALES GROUP là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế...
Giới thiệu thiết bị Barrier TD 96/2 của Wegh Group (Italy)
Tập đoàn công nghiệp đường sắt Wegh Group là một trong những tập...
Mạng 4G và những ưu thế vượt trội
(PCWorldVN) Gần 7 tỷ thuê bao di động, sắp bằng dân số thế giới,...
Phần mềm quản lý, điều hành giải quyết trở ngại, sự cố online HasitecTN
Thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2015 của Tổng giám đốc công ty...

Danh ngôn