09:57 +07 Thứ ba, 19/03/2024

Nhóm tin

Đăng nhập thành viên

Liên Kết Website

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
Website ĐSVN
Trung tâm dự báo khí tượng TW

Hasitec Email

mail.hasitec.vn

Đang truy cậpĐang truy cập : 401

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 399


Hôm nayHôm nay : 42813

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1808677

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30873273

Train Vs Everythings

Trang nhất » Tin tức » Quản trị

Tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước - Nghĩ và Làm

Thứ năm - 17/04/2014 11:50
Tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước - Nghĩ và Làm

Tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước - Nghĩ và Làm

Quyết định 339/2013/QĐ-TTgngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đề án tổng thể Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã chỉ rõ Tái cơ cấu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước là một trong ba trọng tâm của kế hoạch tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đất nước.

    Quyết định 339/2013/QĐ-TTgngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đề án tổng thể Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã chỉ rõ Tái cơ cấu các Tập đoàn kinh tế (TĐKT), Tổng công ty nhà nước (TCTNN) là một trong ba trọng tâm của kế hoạch tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đất nước. Nội dung chính của việc này là tập trung hoàn thành ba mục tiêu: Một là, Tái cơ cấu về tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp; Hai là, Tái cơ cấu về tài chính; Ba là, Tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp và lao động. Thực tế triển khai thực hiện đối với các TĐKT, TCTNN đang lúng túng về nước đi ban đầu, các giải pháp tiến hành, Ví dụ nếu ưu tiên về tái cấu trúc theo ngành, lĩnh vực kinh doanh là hướng DNNN tập trung vào các lĩnh vực như cấp thoát nước, môi trường đô thị, thủy lợi, sửa chữa đường bộ, đường sắt...hay nói khác là DNNN tập trung vào lĩnh vực công ích; Nhưng phân loại DNNN hiện tại để phục vụ cho tái cơ cấu lại phân theo loại hình doanh nghiệp lại theo tỷ lệ vốn nhà nước hay phân theo chủ sở hữu (Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ). Tái cơ cấu TĐKT, TCTNN là một một chủ trương đúng đắn khi mà thời điểm các DNNN đã không phát huy được tác dụng, vai trò trong nền kinh tế quốc dân, mặt khác yêu cầu của hội nhập quốc tế, cũng như yêu cầu tự thân đã chín muồi của mỗi doanh nghiệp cần tháo bỏ, bứt phá để khẳng định mình. Chọn giải pháp tiến hành tái cơ cấu theo hướng nào? Đây là câu hỏi khó cho bất cứ Người đứng đầu các TĐKT, TCTNN trước khi khởi động bộ máy để thực hiện việc Tái cơ cấu theo mệnh lệnh của Chính phủ.
 


Hội nghị Tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2014-2015 do Chính phủ chủ trì

   Nếu phân tích mang tính khách quan theo mục đích của việc Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đất nước nói chung và Tái cơ cấu các TĐKT, TCTNN nói riêng mà Chính phủ đặt ra và xét trên quan điểm của Kinh tế thị trường thì vấn đề quan trọng nhất của việc tái cơ cấu DNNN là chọn hướng đi cho doanh nghiệp, chứ không đơn thuần là chỉ thu gọn đầu mối, tiết giảm chi phí quản lý là nâng cao được hiệu quả bền vững và càng không phải cứ tổ chức thực hiện đi, khó khăn thì tháo gỡ là giải quyết được bài toán đã đặt ra. Nên để tránh những hệ lụy sau Cổ phần hóa giai đoạn trước đã gặp phải không nên quan niệm và hiểu việc Tái cơ cấu được xem như giải pháp thay thế cho quá trình cổ phần hóa đang gặp khó khăn, bế tắc đặc biệt là đối với DNNN. Vấn đề cốt lõi Người đứng đầu các TĐKT, TCTNN phải trả lời thấu đáo câu hỏi về tiến trình là tái cơ cấu trước rồi cổ phần hóa doanh nghiệp hay cổ phần hóa trước rồi mới tái cơ cấu? Có như vậy mới định rõ được hướng đi và giải pháp tổ chức rồi mới khởi động thực hiện.
Trong tổ chức thực hiện Tái cơ cấu tại các doanh nghiệp cũng cần rạch ròi tránh chỉ quan tâm đến những con số tiết giảm chi phí, lợi nhuận trước mắt bằng các biện pháp ngắn hạn như bớt đầu mối, giảm yếu tố chi phí và đánh đồng là đã thực hiện Tái cơ cấu dẫn đến xa rời mục tiêu tái cơ cấu hay cổ phần hóa của Chính phủ, mà mấu chốt là thay đổi phương thức quản trị để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, phát triển vững bền hơn; việc tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất là việc phải làm thường xuyên của mọi doanh nghiệp và tuyệt đối không phải là mục tiêu duy nhất của Tái cơ cấu.
 


Tái cơ cấu luôn là vấn đề khó khăn đối với bất kỳ nhà quản trị nào

Tái cơ cấu về cấu trúc quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với chuẩn mực quốc tế (OECD-2004) cần phải tiến hành song song với tái cấu trúc tài chính (trong tâm là quản lý vốn, tài sản và quản lý nợ) theo thông lệ quốc tế (IFRS) và tái cấu trúc nguồn nhân lực theo hướng chuyển từ quản lý nhân sự truyền thống sang quản lý, phát triển nguồn nhân lực hiện đại, đặc biệt là công khai tuyển dụng, ký kết hợp đồng trách nhiệm và trả lương, thù lao theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN đối với nhân sự cấp cao, yêu cầu phải được thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán có như vậy mới thay đổi nhanh chóng được diện mạo doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu một cách rõ rệt. Cuối cùng là muốn Tái cơ cấu thành công không những cần có một hành lang pháp lý đủ mạnh, chi tiết, phù hợp với thông lệ quốc tế, ban hành ra là có thể sử dụng được mà còn cần xây dựng một kịch bản phù hợp với từng doanh nghiệp để có thể xử lỹ kịp thời các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện tái cơ cấu. Ví dụ cần xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung để ban hành các luật, nghị định như: Đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ sở hữu đối với DNNN; quy định về Nguyên tắc và Mô hình quản trị Công ty TNHH do nhà nước làm chủ sở hữu; Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Kiểm tra, kiểm soát hoạt động và đánh giá DNNN, kịch bản tiến hành ... Chỉ có thực hiện đồng bộ được những yêu cầu trên mới có hy vọng  đẩy nhanh tiến trình thực hiện Tái cơ cấu và quan trọng hơn cả là đạt được những mục tiêu đã đề ra của Đề án tổng thể Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà Chính phủ đã phê duyệt.
 


Cần phải so sánh, lựa chọn và tính toán cho kỹ trước khi khởi động

   Đối với việc Tái cơ cấu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ tướng chính phủ có phê duyệt kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu tại quyết định số 198/QĐ-TTg, Tổng công ty cũng đã nhận thức được trách nhiệm và xác định Tái cơ cấu là một yêu cầu bắt buộc và đã có những bước đi khởi đầu nhưng với một thái độ "hoài nghi", "Từng bước", "Cẩn trọng", đảm bảo sự "ổn định chính trị" và công ăn việc làm của hơn 4 vạn cán bộ, công nhân viên. Nhưng dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Bộ GTVT, Tổng công ty đã chuyển mình một cách tích cực hơn, ở một  góc độ khách quan để xem xét và đánh giá thì những động thái, việc làm đã làm được của Tổng công ty trong thời gian vừa qua thực sự là một cố gắng vượt bậc và vượt khỏi chính mình, điều đó thể hiện một sự quyết tâm, đồng thuận của tập thể lãnh đạo Tổng công ty.
   Những quyết định ngưng hoạt động, sáp nhập, chia tách đối với khối vận tải, như các Công ty VTHHĐS, liên hiệp Sức kéo ĐS để hình thành 2 công ty vận tải ĐS khu vực là Công ty VTĐS Hà Nội, Sài Gòn để nhắm đến đích là tập trung đủ quyền, tích tụ đủ vốn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải ĐS, loại bỏ chồng chéo, khai tử cấp trung gian đang chia nhỏ cái bánh thị phần vận tải ĐS vốn dĩ đã nhỏ bé để xâu xé, là một sự quyết định có tính toán và hợp xu thế. Đây là gạch đầu dòng quan trọng bước đầu của việc Tái cơ cấu về tổ chức; một việc lớn mang tính đồng bộ hơn là tổ chức lại bộ máy quản lý của Tổng công ty vì đối tượng quản lý đã thay đổi về lượng và chất thì bộ máy quản lý đòi hỏi có thay đổi phù hợp với phân cấp, giảm chồng chéo giữa các ban tham mưu, chọn người đứng đầu nghiệp vụ theo hình thức thi tuyển. Bước thứ hai là giải bài toán hóc búa trong tái cơ cấu DNNN là vấn đề tài chính và định giá doanh nghiêp. Cần bắt đầu từ sự minh bạch các nguồn vốn đầu tư, sự công khai trong chi phí quản lý, hạch toán và cuối cùng là công nợ trước thời điểm tiến hành Cổ phần hóa. Nếu làm được vậy mới có thể kêu gọi được các Nhà đầu tư - Cổ đông chiến lược và mới IPO được đây chính là đích đến của việc cổ phần hóa. Và cuối cùng là tái cơ cấu trong nâng cao quản trị doanh nghiệp và lao động  hướng theo các chuẩn mực quốc tế, lấy ứng dụng CNTT làm nền tảng nâng cao năng suất lao động, tuân thủ các quy định pháp luật, trong đó đặc biệt tập trung vào các vấn đề dư luận và Ngành đang quan tâm, như: đặt chỗ, bán vé; tiếp thị và quan hệ khách hàng; giải quyết lao động dôi dư do thay đổi công nghệ tín hiệu, điều khiển; dịch vụ trên tàu, dưới ga; quản lý vận hành toa xe ..... 



Cổ phần hóa DNNN là đích đến của công cuộc Tái cơ cấu
 
  Đối với khối làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì KCHTĐSQG với 20 doanh nghiệp hiện tại thì vấn đề có hơi khác việc đầu tiên cần phải khẳng định và làm rõ trong Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thống nhất cao về quan điểm tồn tại 2 loại hình doanh nghiệp: Thứ nhất là loại hình Doanh nghiệp chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác KCHTĐS là doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (mục 7, khoản I) và thứ hai là loại hình Doanh nghiệp chuyên bảo trì KCHTĐSQG Nhà nước nắm giữ >50% vốn điều lệ (khoản II) của Tiêu chí, danh mục phân loại DNNN được ban hành kèm theo QĐ số 14/2011/QĐ-TTg ngày 14/3/2011; Làm như vậy sẽ vừa thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của DNNN trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong lĩnh vực vận tải đường sắt Quốc gia lại vừa thực hiện được Yêu cầu cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ. Công việc tiếp theo là xây dựng quy mô, tiêu chí đánh giá doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ quản lý, khai thác KCHTĐSQG và các đơn vị chuyên làm bảo trì, sửa chữa KCHTĐSQG. Trên cơ sở tiêu chí đánh giá xếp loại tiến hành  giải thể, sáp nhập để hình thành khoảng 10 Công ty chuyên làm nhiệm vụ quản lý KCHTĐSQG (7 cầu đường, 3 TTTH), điều hành vận tải theo quy định của Nghị định 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, sắp xếp theo hướng tinh giảm, nhưng phải đảm bảo các mối liên kết hữu cơ trong SXKD chung của Tổng công ty, phấn đấu hoàn thành trước 30/9/2014 để ổn định trong quý IV/2014. Đối với các công ty quản lý KCHTĐS còn lại xem xét để sắp xếp hình thành 4 Công ty (3 cầu đường, 1 TTTH) chuyên làm nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn KCHTĐSQG, tiến hành giao nhận tài sản từ các công ty quản lý KCHTĐS cũ làm cơ sở để giao, nhận vốn khi tiến hành cổ phần hóa; Hoàn thành việc xây dựng quy trình bảo trì, định mức kinh tế kỹ thuật bảo trì để tổ chức thực hiện được cơ chế đấu thầu hoặc đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bảo trì KCHTĐSQG ngay từ năm 2015.
    Bước còn lại của việc Tái cơ cấu là tập trung nâng cao hiệu quả toàn diện lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và quản trị lao động theo các chuẩn mực, thông lệ quản trị quốc tế như IFRS (International Financial Reporting Standards), OECD (Guidelines on Corporate Governance of State-Owned Enterprise), ứng dụng mô hình Công ty điện tử vào quản lý, điều hành doanh nghiệp... song song với việc tiến hành Cổ phần đối với các doanh nghiệp thuộc diện phải cổ phần, tuân thủ Quy trình theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.
 

Tác giả bài viết: HG

Nguồn tin: Hasitec

Tổng số điểm của bài viết là: 170 trong 43 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin ảnh

 Hoạt động công ty
32 photos | 54583 view
 An toàn giao thông
95 photos | 79372 view
 Kỹ thuật công nghệ
21 photos | 49164 view
 Cộng đồng Hasitec
-1 photos | 67305 view

Công nghệ

Giới thiệu giải pháp công nghệ CBTC-URBALIS của Alstom Transport .SA
Alstom Transport nhà chuyên gia, người đi tiên phong trong các...
Giới thiệu công nghệ SelTrac-CBTC của Thales Group
THALES GROUP là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế...
Giới thiệu thiết bị Barrier TD 96/2 của Wegh Group (Italy)
Tập đoàn công nghiệp đường sắt Wegh Group là một trong những tập...
Mạng 4G và những ưu thế vượt trội
(PCWorldVN) Gần 7 tỷ thuê bao di động, sắp bằng dân số thế giới,...
Phần mềm quản lý, điều hành giải quyết trở ngại, sự cố online HasitecTN
Thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2015 của Tổng giám đốc công ty...

Danh ngôn